Hà Nội chi 700 triệu hạn chế xe cá nhân: Đem muối bỏ...biển 6

[VIDEO] Cận cảnh từng chi tiết tàu điện mẫu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

[ẢNH] Hà Nội tắc đường hàng km trong sáng ngày 04/09

Hà Nội lắp hàng trăm camera để phạt nguội

Cần phải có lộ trình lâu dài

Liên quan đến việc ông Nguyễn Quốc Hùng, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký quyết định trình HĐND thành phố xin cấp 700 triệu đồng để thuê các chuyên gia, các nhà khoa học xây dựng đề án nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, trao đổi với Đất Việt, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng cần phải có một lộ trình lâu dài chứ không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn muốn có ngay thành tích được.

Theo ông Liên, chuyện hạn chế xe cá nhântrong khu vực nội đô không mới mà trước đó đã từng được Bộ GTVT xây dựng đề án triển khai nhưng thất bại.

"Đây là một vấn đề lớn của xã hội, của toàn bộ các cơ quan ban ngành chứ không riêng gì Hà Nội. Bộ GTVT đã phải hủy việc hạn chế phương tiện cá nhân mà thay vào đó là đề án phát triển giao thông bền vững. Vì thế, UBND thành phố Hà Nội cần cân nhắc kỹ khi áp dụng biện pháp này vào thực tế, tránh mắc phải những sai lầm tương tự", ông Liên nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng 700 triệu không phải là một số tiền quá lớn so với nguồn kinh phí hàng năm mà thành phố bỏ ra để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông nhưng nếu không có tính toán cụ thể thì sẽ lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước.

Ông Liên nêu rõ: "Tôi cho rằng mong muốn giảm ùn tắc giao thông của lãnh đạo thành phố là đúng. Bản thân tôi và người dân hơn ai hết đều muốn thế. Tuy nhiên tôi cho rằng Hà Nội hiện nay chưa đủ tầm để làm được việc này.

Nếu không tiến hành các điều tra xã hội học, điều tra quy hoạch tổng thể kiến trúc, hệ thống cơ sở hạ tầng mà vội vàng mời chuyên gia, cố vấn giao thông xây dựng các đề án thì không bao giờ giải quyết được vấn đề. Khi giải pháp đưa ra mà không áp dụng được, bị người dân phản đối, tức là đã lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước".

Thực tế nhiều năm nghiên cứu trong ngành giao thông vận tải, ông Liên cho rằng Hà Nội đã tiến hành quy hoạch ngược trong một thời gian dài nên đến thời điểm hiện tại các biện pháp nhằm giảm ùn tắc chỉ mang tính chất đối phó.

"Vấn đề chính là cần phải hạn chế phát triển dân số khu vực nội đô nhưng Hà Nội lại đang làm ngược lại. Điều đó được thể hiện bằng một loạt những quyết định có phần mâu thuẫn.

Thứ nhất, trong khi triển khai các biện pháp ngăn chặn ùn tắctại các tuyến đường, thì thành phố lại tiếp tục cấp phép cho xây dựng các khu nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại, mua sắm trong nội đô. Việc này đương nhiên sẽ làm phát sinh thêm một lượng lớn người tham gia giao thông.

Thứ hai, thành phố đã tiến hành di rời một số cơ quan ban ngành ra khu vực ngoại thành rồi. Nhưng như thế cũng không phải là giải pháp hoàn hảo. Công chức nhà nước sáng và tối vẫn phải di chuyển ra vào thành phố qua các của ngõ, áp lực giao thông tại những khu vực này lại càng nghiêm trọng hơn", ông Liên phân tích.  

Để người dân tự bỏ

Đồng quan điểm với ông Bùi Danh Liên, TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông – một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông cho rằng cần phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân rồi mới tính đến chuyện cấm hoặc hạn chế xe cá nhân.

TS Thủy nhân tích: "Xe cá nhân chiếm nhiều diện tích trong việc di chuyển và chủ trương khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện công cộng là hoàn toàn đúng.

Nhưng thực tế ở Hà Nội, ngoài xe bus ra người dân không còn lựa chọn nào khác. Các hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống đường sắt trên cao đang xây dựng chưa hoàn thiện thì làm sao chủ trương này nhận được sự đồng thuận".

Nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông cho rằng với 700 triệu mà thành phố muốn xây dựng và hoàn thiện đề án hạn chế phương tiện cá nhân là không thực tế giống như "đem muối bỏ biển".

"Đây là việc làm không có tính khả thi, không có ý nghĩa và không có định hướng rõ ràng. Thay vì chỉ tập trung tìm cách cấm, hạn chế phương tiện cá nhân thì cơ quan nhà nước nên dồn sức đẩy mạnh tiến độ các công trình xây dựng. Như thế sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài hơn", TS Thủy nêu quan điểm.

Từng nghiên cứu và có thời gian làm việc tại các nước phát triển, TS Thủy nhận thấy một khi hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện người dân sẽ tự nguyện bỏ việc sử dụng xe cá nhân.

TS Thủy dẫn chứng: "Ở các nước như Nga, Nhật Bản người dân rất ít khi dùng phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm. Họ chuyển sang dùng phương tiện công cộng như xe bus, xe tàu điện ngầm. Làm được điều này là do hệ thống giao thông của họ đã phát triển đồng bộ với nhu cầu thực tế của người dân".

Nhìn lại tình hình giao thông đô thị tại Hà Nội thời gian qua, TS Thủy bày tỏ tin tưởng nếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc thì tình hình ùn tắc giao thông sẽ có những tín hiệu lạc quan.

"Việc xây dựng cầu vượt, xén vỉa hè mở rộng lòng đường thời gian qua đã giảm ách tắc đáng kể một số tuyến đường vốn được coi là "điểm nóng" trên địa bàn thành phố. Chúng ta nên tập trung hướng này thay vì cứng nhắc ép buộc người dân phải tuân theo những quy định thiếu tính thực tế", TS Thủy nhấn mạnh.  

Hải Anh (Theo Đất Việt)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget